Giáo án ứng dụng STEAM Sự kỳ diệu của nam châm ( 5E)

Giáo án ứng dụng STEAM Sự kỳ diệu của nam châm ( 5E)

GIÁO ÁN: ỨNG DỤNG STEAM TRONG TỔ CHỨC

 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

CHỦ ĐỀ: GIAO THÔNG

Quan sát có mục đích:  Sự kỳ diệu của nam châm ( 5E)

Trò chơi vận động: ném phi tiêu

Chơi tự do: Góc nghệ thuật khu vực chơi số 4

Đối tượng: Lớp 5 Tuổi A1

Thời gian: 40 – 45 phút 

Mục Lục Bài Viết

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

1. Kiến thức

– Trẻ biết đặc điểm, tính chất của nam châm:  Nam châm hút các vật bằng sắt và không hút các vật không làm bằng sắt.

– Trẻ biết một số ứng dụng của nam châm trong cuộc sống hàng ngày

– Trẻ biết làm các thí nghiệm với nam châm.

2. Kỹ năng

– Kỹ năng hợp tác, chia sẻ, làm việc theo nhóm, phân công thảo luận

– Kỹ năng quan sát, lắng nghe, phân tích, phán đoán.

3. Thái độ

– Trẻ chủ động tự tin vui vẻ khi tham gia hoạt động

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG

– Một số nguyên vật liệu

+ Giấy, xốp, lá cây, cành cây khô, dây đồng, vải nỉ

+ Đinh sắt, ốc vít, chìa khóa.

+ Chậu cát

+ 3 mẫu bảng ghi chép

+ 3 cái khay đựng đồ, 3 giá đỡ , rổ….

III. CÁCH TIẾN HÀNH

HĐ1: Ổn định tổ chức:

– Cô giới thiệu với trẻ mục đích của hoạt động ngoài trời.

– HĐ2: Khám phá sự kì diệu của nam châm

E1. Thu hút

– Cô cùng trẻ hát bài “ Những người bạn ngộ nghĩnh”

– Giới thiệu chương trình điều kì diệu quanh ta

E2. Khám phá

– Cô tặng và giới thiệu đồ dùng và các nguyên liệu:

+ Hỏi trẻ xem trong rổ có gì? (nam châm, giấy, xốp, thanh sắt nhỏ, ốc vít. bút dạ lông)

 – Hướng dẫn cách làm thí nghiệm  một vật nam châm hút, 1 vật nam châm không hút -> đưa kết quả vào bảng ghi chép).

+ Làm cách nào để ghi lại kết quả?

– Cô giới thiệu bảng khảo sát ghi lại kết quả.

BẢNG GHI CHÉP KẾT QUẢ

– GV yêu cầu trẻ về 3 nhóm  làm thí nghiệm

– Trẻ thực hiện thí nghiệm (cô báo quát và nhắc nhở trẻ làm thí nghiệm với từng vật, làm đến đâu, đưa ngay kết quả vào bảng ghi chép và nhắc tất cả các bạn đều phải được làm thí nghiệm

E3: Giải thích

– Giáo viên mời từng nhóm lên trình bày theo bảng kết quả đội mình của mình (GV có thể gợi ý: con dùng đồ vật gì? đồ vật nào nam châm có thể hút, đồ vật nào nam châm không thể hút?)

+ Trẻ đưa ý kiến

– Giáo viên chốt tổng hợp ý kiến của trẻ thông qua bảng ghi kết quả 3 đội  những vât nam châm hút được, những vật nam cham không hút được

+ Qua kết quả khảo sát theo các con những vật nam châm hút (không hút) có điểm gì giống nhau?

-> Giáo viên khái quát lại: Nam châm hút được những vật làm từ sắt và các hợp chất của sắt. Nam châm ko hút được các đồ vật không làm bằng sắt và làm từ nguyên liệu khác.

E4. Củng cố, mở rộng

– Trò chơi: “Truy tìm kho báu”

+ Trẻ dùng nam châm để hút các đồ vật trong cát.

Nam châm dùng để làm máy rò tìm kim loại, làm loa……..

  E5: Đánh giá

– Đánh giá quá trình hoạt động của trẻ

– Đánh giá theo dõi bảng ghi chép của trẻ

Hoạt động 3: Trò chơi “ Ném phi tiêu ”

Cách chơi: Chia lớp làm  3 đội  mỗi đội gồm 6 bạn, nhiệm vụ của các các bé từ bạn đầu hàng đến bạn cuối hàng lên đứng sau vạch kẻ ngang lấy cho mình 1 chiếc phi tiêu, đứng chân trước chân sau tay phải cầm phi tiêu đưa ra phía trước ngắm vào đích khi nghe hiệu lệnh của cô các bé ném phi tiêu vào đich.

Luật chơi: Trong thời gian 1 bản nhạc đội nào ném nhiều phi tiêu vào đích đội đó dành chiến thắng Các bé đã sẵn sàng chưa ?

Hoạt động 4: Chơi tự do ở khu vực chơi số 4

* Dự kiến các trò chơi như sau:

– Chơi với cát: In hình bàn tay bàn chân trên cát, dòng chảy của cát, đong cân cát, nhuộm màu cát

– Chơi với nước:Thí nghiệm các tia nước chảy khác nhau, pha màu nước, thí nghiệm cùng lắc nào

Trò chơi khám phá

+Khám phá không khí có từ đâu

+ Khám phá vật chìm, vật nổi

+ Khám phá hướng của gió

– Cân trọng lượng các đồ vật

– Khi trẻ chơi cô bao quát, chơi cùng trẻ để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.

– Gần hết giờ cô đến các nhóm bao quát nhắc nhở trẻ thu gọn đồ chơi, rút kinh nghiệm giờ sau trẻ chơi tốt hơn.

Leave a Comment