Giáo án: Dạy hát “Cô và Mẹ“ Nghe hát “Cô giáo em”

 Lĩnh vực phát triển: Phát triển thẩm mỹ

Hoạt động: Âm nhạc

NDTT: Dạy hát “Cô và mẹ” 

NDKH: Nghe hát: “Bàn tay cô giáo”

Thời gian: 12-15 phút

I. Mục đích – Yêu cầu

1.Kiến thức:

– Trẻ nhớ tên bài hát.

– Trẻ hiểu nội dung bài hát.

2.Kĩ năng:

– Trẻ hát thuộc bài hát, hát đúng lời, đúng nhịp điệu.

– Trẻ biết hưởng ứng khi nghe cô hát.

3.Thái độ:

– Giáo dục trẻ ngoan, biết yêu quý cô giáo và mẹ.

II. Chuẩn bị:

– Nhạc bài hát “Cô và mẹ”, “Bàn tay cô giáo”, loa, máy tính.

– NDTH: Văn học, trò chơi.

– TTHĐ: Trẻ ngồi ghế chữ U trong lớp.

III. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của cô

1.Ổn định tổ chức, gây hứng thú

– Cho trẻ đọc thơ “Yêu mẹ”.

– Trò chuyện với trẻ về bài hát, dẫn dắt vào bài.

2.Nội dung

HĐ1: Dạy hát: “Cô và mẹ” sáng tác Phạm Tuyên

– Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.

Lần 1: Cô hát, kết hợp điệu bộ cử chỉ (không nhạc)

+ Hỏi trẻ cô vừa hát bài hát gì?

Lần 2: Cô hát kế hợp VĐMH.

+ Hỏi trẻ về giai điệu bài hát?

+ Trò chuyện về nội dung bài hát?

⇒ Bài hát kể về cô giáo là người mẹ thứ 2 luôn yêu thương chăm sóc các con như người mẹ hiền.

⇒ Giáo dục trẻ yêu quý, vâng lời, ngoan ngoãn, lễ phép với mẹ và cô giáo.

* Dạy trẻ hát 

– Cho cả lớp hát 2-3 lần.

– Cho tổ, nhóm, cá nhân trẻ hát

– Cho cả lớp hát lại 1 lần nữa.

– Cô chú ý sửa sai cho trẻ. Cô động viên khen trẻ sau mỗi lần hát.

HĐ2: Nghe hát: “Bàn tay cô giáo”.

– Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả. 

– Lần 1: Cô hát với điệu bộ, cử chỉ nét mặt

Hỏi trẻ tên bài hát mà cô vừa hát ?

– Lần 2: Cô hát +VĐMH

Hỏi trẻ giai điệu bài hát?

– Lần 3: Cô và trẻ nghe ca sĩ hát.

Trò chuyện về nội dung bài hát: Bài hát kể đôi bàn tay cô giáo tết tóc, vá áo cho em thật là khéo giống như đôi tay của chị cả, đôi tay của mẹ hiền.

Giáo dục trẻ: Yêu quí, lễ phép và vâng lời cô giáo.

3.Kết thúc

– Cho trẻ chơi trò chơi: “Tập tầm vông”.

Leave a Comment