Giáo dục STEAM lợi ích hiện tại và cả tương lai

Nhằm đổi mới, sáng tạo trong công tác dạy học, đội ngũ giáo viên trường Mầm non đã tích cực học tập và lồng ghép phương pháp giáo dục steam cho trẻ mầm non vào các hoạt động giảng dạy và đã đạt được nhiều hiệu quả.

Mục Lục Bài Viết

Giáo dục STEAM lợi ích hiện tại và cả tương lai

STEAM là một phương pháp tiếp cận giáo dục kiểu mới, đó là sự ‘tích hợp’, “liên môn”: Khoa học, công Nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học được sử dụng để giảng dạy và hướng dẫn cho trẻ. Là phương pháp giáo dục khuyến khích trẻ từ chỗ tiếp thu kiến thức một cách thụ động, sang truyền cảm hứng cho trẻ chủ động học tập, kích thích sự tìm tòi, khám phá và khơi nguồn sáng tạo ở trẻ rất cao.

Giáo dục STEAM lợi ích hiện tại và cả tương lai

Với những cách phát triển hiệu quả STEAM đã được áp dụng ở rất nhiều nơi, dưới sự chỉ đạo của các cấp trên cơ sở thực hiện tốt Chương trình giáo dục mầm non do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành, năm học 2021-2022 nhà trường tiếp tục triển khai lồng ghép phương pháp giáo dục steam cho trẻ mầm non

Phương pháp STEAM là gì? Hiểu và ứng dụng hiệu quả

Qua các đợt bồi dưỡng, chuyên đề do các cấp tổ chức giáo viên nắm rõ hơn, nắm kỹ hơn về cách sọan bài, cách lồng ghép vào các hoạt động và tổ chức các tiết học STEAM.

Bằng sự sáng tạo và học hỏi các giáo viên đã xây dựng môi trường STEAM rất phong phú và đa dạng, gắn liền với từng chủ đề, sự kiện để kích thích sự khám phá, tò mò của trẻ. Đồ dùng sử dụng những nguyên vật liệu đơn giản và gần gũi như: Bìa- cát- tông, cốc giấy, đĩa giấy, tăm bông, que xiên, thanh gỗ, sỏi đá, vải, lõi giấy…

STEAM tập trung vào trải nghiệm thực tế, nên việc sử dụng đồ dùng tự nhiên và đồ dùng sẵn có trong môi trường phù hợp với văn hóa của địa phương là rất cần thiết giúp trẻ biết tận dụng tài nguyên sẵn có để chế tạo sản phẩm và giải quyết vấn đề.

Xem thêm: Top 30 hình ảnh trang trí góc Steam mầm non đẹp nhất

Các nguyên liệu để tạo nên những sản phẩm

Qua từng chủ đề, sự kiện giáo viên đã nghiên cứu tiến hành tổ chức các hoạt động STEAM cho trẻ ở lớp một cách phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của lớp mình. Tích hợp lồng ghép STEAM vào các hoạt động học; chơi, hoạt động ở các góc; chơi, hoạt động theo ý thích, hoạt động thực hành theo nhóm….

Thông qua những tiết học STEAM đầy sáng tạo, hấp dẫn và lôi cuốn này đã bổ sung nhiều kỹ năng cần thiết cho trẻ như: Kỹ năng giải quyết vấn đề, xây dựng nhóm, sự tự tin vào khả năng của bản thân và tư duy tích cực của trẻ. Từ đó trẻ được học tập, trải nghiệm và khám phá những kiến thức thực tiễn vừa lớn khôn, trưởng thành, “Chơi thông minh và học vui vẻ” nhằm hướng tới sự phát triển toàn diện cho trẻ. 

Như vậy, tiếp cận phương pháp dạy học STEAM, trẻ sẽ phát triển được những kỹ năng, phẩm chất, năng lực phù hợp với Chương trình Giáo dục mới, tạo nền tảng vững chắc, giúp trẻ tự tin và sẵn sàng trong giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học.

Xem thêm: Giáo án Steam – Trứng chìm trứng nổi (Quy trình 5E)

Leave a Comment