Đề tài: Phân biệt hình vuông, hình chữ nhật ( 5E)

Đề tài: Phân biệt hình vuông, hình chữ nhật ( 5E)

THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG HỌC

Đề tài: Phân biệt hình vuông, hình chữ nhật ( 5E)

Chủ đề : PTGT

Độ tuổi: MGN (4 – 5 tuổi)

Thời gian: 30 – 40 phút

Mục Lục Bài Viết

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Kiến thức: 

– Củng cố hiểu biết cho trẻ về hình vuông, hình chữ nhật.

– Trẻ so sánh, phân biệt được hình vuông và hình chữ nhật có điểm giống nhau và khác nhau:

+ Khác nhau: Hình vuông có 4 cạnh dài bằng nhau, hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau.

+ Giống nhau: Đều có 4 cạnh và không lăn được.

 2. Kỹ năng: 

– Trẻ có kĩ năng đếm, đo các cạnh của hình vuông, hình chữ nhật bằng các phương tiện khác nhau.

– Rèn luyện và phát triển kỹ năng quan sát, so sánh hình vuông, hình chữ nhật.

3. Thái độ: 

– Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động và hợp tác trong nhóm chơi.

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG:  

1. Đồ dùng của cô:  

– Hình vuông, hình chữ nhật.

– Nhạc bài hát: “Ngã tư đường phố”

– Bảng khảo sát.

– Que chỉ.

2. Đồ dùng của trẻ:    

– 4 rổ đồ dùng có: Mỗi rổ có 1 – 2 hình vuông, hình chữ nhật, bút dạ, bảng khảo sát, dây đo, ống hút, thước đo ….kéo, thẻ số.

– 4 rổ đồ dùng: Mỗi đội có 1 rổ hình các loại hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác với các kích cỡ khác nhau.

3. Trang phục, tâm sinh lý: Cô và trẻ mặc đồng phục gọn gàng, dễ hoạt động. Đội hình thay đổi theo hoạt động, tâm thế cô và trẻ thoải mái.

III. CÁCH TIẾN HÀNH:

E1: Gắn kết

– Ôn tập nhận biết hình vuông, hình chữ nhật

– Cô cùng trẻ chơi trò “Tìm nhà” 

+ Cô cho mỗi trẻ một hình( hình vuông/ hình chữ nhật) vừa đi vừa hát khi cô nói “ Tìm nhà, tìm nhà” thì trẻ có hình nào sẽ chạy về chỗ có hình đó. Trẻ chơi cô kiểm tra.

E2: Khám phá hình vuông, hình chữ nhật.

– Trẻ khám phá hình vuông, hình chữ nhật: Quan sát, sờ lăn…

– Cô và trẻ cùng thảo luận về bảng khảo sát, cách ghi chép, cách phân chia công việc trong từng nhóm. Cách trẻ sẽ làm như thế nào để biết được kết quả? (Cách đo bằng thước đo, dây, giấy bìa, ống hút…)

– Bảng khảo sát

– Trẻ thảo luận, đo, ghi chép ra bảng.

E3: Giải thích

– Trẻ thuyết trình và trả lời câu hỏi của cô, của bạn.

Cô: + Các con vừa được khám phá về hình vuông và hình chữ nhật.

+ Các con có nhận xét gì về hình vuông và hình chữ nhật?

+ Đội con làm thế nào mà biết được hình vuông có 4 cạnh bằng nhau và hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn bằng nhau (Mời trẻ trong đội trả lời và mô tả lại các thao tác trẻ vừa trải nghiệm)

– Hình vuông và hình chữ nhật có đặc điểm gì giống nhau?

     + Giống nhau: Có 4 cạnh và không lăn được.

⇨ Cô chốt: Hình vuông và hình chữ nhật giống nhau: Có 4 cạnh và không lăn được.

– Hình vuông và hình chữ nhật có điểm gì khác nhau?

+ Khác nhau: Hình vuông có 4 cạnh dài bằng nhau còn hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn bằng nhau.

⇨ Cô chốt: Hình vuông và hình chữ nhật khác nhau: Hình vuông có 4 cạnh dài bằng nhau còn hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn bằng nhau.

E4: Củng cố và mở rộng

Trò chơi: “Thi xem ai nhanh”

–  Cô nói đặc điểm trẻ nói tên hình.

+ Hình gì có 4 cạnh dài bằng nhau.

+ Hình gì có 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau.

+ Hình có 4 cạnh

Trò chơi 2: “Nhà thiết kế tài ba”

– Cô hỏi cảm xúc của trẻ khi được tìm hiểu các hình: Hình vuông, hình chữ nhật.

– Cô chia mỗi đội 1 rổ có các loại hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác với các kích cỡ khác nhau.

– Giới hạn thời gian: Hết 1 bản nhạc.

– Trẻ ghép thành những hình mà trẻ thích

– Cô quan sát, hướng dẫn và khen động viên trẻ kịp thời.

– Cùng trẻ thảo luận về hình trẻ tạo ra.

E5: Đánh giá

– Cùng nhau chia sẻ cảm xúc và những gì cô và trẻ trải nghiệm: Tên hình, đặc điểm, ý nghĩa những hình, dự kiến thực hiện

Leave a Comment