Giáo án phát triển ngôn ngữ Bài Thơ: “Bập bênh”

Giáo án Phát triển ngôn ngữ

Thơ: “Bập bênh”

Thời gian:12- 15 phút

Mục Lục Bài Viết

I.Mục đích, yêu cầu:

1. Kiến Thức:

– Trẻ nhớ tên bài thơ, đọc thuộc thơ và hiểu nội dung nói về: Các bạn chơi bập bênh thì phải ngồi cho chắc không rất dễ ngã.

2. Kỹ năng:

– Rèn trẻ kỹ năng nghe- đọc chính xác, phát âm rõ ràng, phát triển ngôn ngữ cho trẻ

– Rèn kĩ năng chú ý và ghi nhớ có chủ định

3.Thái độ:

– GD trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi mầm non.

– Trẻ biết nghe lời cô giáo, nghe lời bố mẹ…

II. Chuẩn bị:

– Tranh nội dung thơ

– Que chỉ

– Nhạc

Giáo án phát triển ngôn ngữ Bài Thơ: “Bập bênh”

III. Tiến  hành:

Hoạt động của côDự kiến hoạt động của trẻ
1. Gây hứng thú– Cho trẻ hát “ Đu quay ”- Trò chuyện về bài hát, cô khái quát lại, vào bài mới.2. Bài mới:a. Cô đọc thơ diễn cảm:– Cô đọc lần 1: không tranh: Giới thiệu tên bài thơ ,tên tác giả.- Cô khái quát lại về nội dung bài thơ: Bài thơ nhắc nhở các bạn nhỏ khi chơi bập bênh thì phải ngồi cho chắc và bám thật chặt không rất dễ ngã.- Cô đọc lần 2: Kết hợp tranh minh họab. Giảng giải,đàm thoại, trích dẫn:– Cô vừa đọc bài thơ gì?- Của tác giả nào?(Trần Nguyên Đào)- Bài thơ nói về cái gì?- Khi chơi bập bênh phải như thế nào?=> Cô khái quát lại. Trích “ Chơi bập bênhNgồi cho chắc”- Khi ngồi phải làm gì?=> Cô khái quát lại. Trích “ Bám cho chắcNhún cho hay”- Khi nhún bập bênh sẽ ra sao?=> Cô khái quát lại. Trích “lên cao nàyLại xuống thấp”- Nếu không cẩn thận thì sẽ như thế nào?=> Cô khái quát lại. Trích “Bập……áo lấm”Giải thích cụm từ “Bập bênh bậpBênh bập bênhLà chiếc bập bênh cứ bập bênh xuống thấp lại lên cao- Qua bài thơ này chúng mình học được gì?- GD: Các con nhớ khi chơi các đồ chơi phải cẩn thận, bám cho chắc không dễ ngãb.Dạy trẻ đọc thơ:– Cho trẻ đọc cùng cô 2-3 lần- Cho nhóm –cá nhân trẻ đọc thơ(Trong khi trẻ đọc cô chú ý sửa sai, động viên, khuyến khích trẻ )- Cả lớp đọc lại một lần3. Kết thúc :– Cả lớp hát bài “Cô và mẹ”– Trẻ hát và trò chuyện

– Trẻ nghe

– Trẻ nghe

– Trẻ nghe và quan sát

– Trẻ nghe

– Trẻ trả lời
– Trẻ trả lời
– Trẻ trả lời
– Trẻ trả lời
– Lắng nghe
– Trẻ trả lời
– Lắng nghe.
– Trẻ trả lời.
– Trả nghe.
– Trẻ đọc cùng cô
– Trẻ đọc luôn phiên nhau.- Trẻ hát

Leave a Comment