Giáo án nhận biết tập nói 24-36 tháng – Đề tài: Đôi bàn tay

GIÁO ÁN NHẬN BIẾT TẬP NÓI

Đề tài: NBTN: Đôi bàn tay

Lứa tuổi: Nhà trẻ 24 – 36 tháng

Thời gian: 18 – 20 phút

Mục Lục Bài Viết

I. Mục đích- yêu cầu:

1. Kiến thức:

 Trẻ nhận biết được đôi bàn tay có hai bàn tay, trên bàn tay có: mu bàn tay, lòng bàn tay, ngón tay, móng tay và công dụng của đôi bàn tay.

2. Kỹ năng:

– Phát triển vốn từ cho trẻ, trẻ nói rõ lời, đủ câu, chú ý rèn trẻ nói chưa rõ.

– Trẻ trả lời được các câu hỏi: Cái gì đây? Để làm gì? Và nói được các từ bàn tay, đôi bàn tay, mu bàn tay, lòng bàn tay, ngón tay, móng tay.

– Phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ

3. Thái độ:

– Trẻ hứng thú tham gia chơi các hoạt động cùng cô và các bạn.

– Trẻ biết giữ gìn đôi bàn tay sạch sẽ, biết rửa tay bằng xà phòng khi bẩn, không được dùng tay xô đẩy, đấm, nhéo bạn.

II. Chuẩn bị:

1.  Đồ dùng của cô    – Giáo án, ti vi.

– Bàn tay bằng xốp có ba màu đựng trong hộp quà

– Nhạc bài hát : Rửa tay, nhạc nhẹ,  nhạc trò chơi.

– Hai cây to. Khung rối bóng, đèn chiếu.

2.  Đồ dùng của trẻ: 

– Mỗi trẻ một đôi bàn tay bằng xốp.

– Trẻ sẵn sàng tham gia vào giờ học.

Giáo án nhận biết tập nói 24-36 tháng - Đề tài: Đôi bàn tay

III. Cách tiến hành

Nội dung và tiến trình hoạt động họcPhương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động tương ứng
HĐ của giáo viênHĐ của trẻ
 1. Ổn định tổ chức:





2. Phương pháp, hình thức tổ chức:


























3. Kết thúc:
– Cô và trẻ chơi trò chơi: Chi chi chành chành– Cô bắt được cái gì đây?- Tay của bạn nào?- Các con giơ tay cho cô xem nào?* Hoạt động 1: Bé khám phá– Các con có mấy tay?- Hai bàn tay gọi là gì? (đôi bàn tay)- Đôi bàn tay của con đâu?- Đây là gì của bàn tay? (mu bàn tay)- Mu bàn tay của con đâu? (trẻ chỉ và nói)- Tay đẹp của con đâu?- Đây là gì của bàn tay? (lòng bàn tay)- Lòng bàn tay của con đâu? (trẻ chỉ và nói)- Trên bàn tay còn có gì đây? (nhiều ngón tay)- Ngón tay đẹp của các con đâu?- Đây là gì các con? (móng tay)- Móng tay của con đâu? (trẻ chỉ và nói)- Cho trẻ xoa hai lòng bàn tay vào với nhau và cho lên má hỏi và nói cảm nhận. ( ấm )- Đôi bàn tay của mình còn làm những gì? (cầm cốc uống nước, rửa mặt, cầm bàn chải đánh răng, cầm lược chải đầu…)- Xem hình ảnh về các ích lợi của đôi bàn tay.=> Giáo dục trẻ: Trẻ biết giữ gìn đôi bàn tay sach sẽ, không dùng tay xô, đẩy, đấm, cấu các bạn.Cho trẻ xem hình ảnh rối tay.* Hoạt động 2: Trò chơi– Trò chơi 1: Ngón tay xinhCách chơi: Trong thời gian một bản nhạc nếu nhạc nhanh các con dùng các ngón tay đi nhanh, nhạc chậm các con dùng các ngón tay đi chậm.+ Luật chơi: Bạn nào làm sai phải làm lại cho đúng.+ Cô tổ chức cho trẻ chơi.– Cô mở hộp quà và mỗi trẻ lấy cho mình một món quà và hỏi.- Cái này giống cái gì? ( hình ảnh bàn tay)- Trên tay các con đang cầm cái gì? Hình ảnh bàn tay màu gì?- Cho trẻ đặt hình ảnh bàn tay xuống sàn rồi ướm bàn tay của mình lên.- Có cái gì đây? ( nhiều ngón tay)– Trò chơi 2: Bàn tay kì diệuCách chơi: Trong lớp có 2 thân cây, nhiệm vụ của các con  gắn hình ảnh  các bàn tay lên cây tạo thành lá cây.+ Luật chơi: Trong thời gian 1 bản nhạc các con sẽ gắn lá cho câyVận động theo bài : Rửa tay– Trẻ chơi
– Trẻ trả lời.
– Trẻ đếm tay.
– Cả lớp, tổ ,nhóm ,cá nhân trẻ tập nói.

– Trẻ chỉ và trả lời
– Cả lớp, cá nhân trẻ tập nói.
– Trẻ chỉ và trả lời
– Cả lớp, tổ ,nhóm ,cá nhân trẻ tập nói.- 2-3 Trẻ trả lời
– Cả lớp, tổ ,nhóm ,cá nhân trẻ tập nói.- 2-3 Trẻ trả lời
– Cả lớp, tổ ,nhóm ,cá nhân trẻ tập nói.
-Trẻ làm-Trẻ trả lời- Trẻ chú ý xem.- Trẻ xem hình ảnh rối tay- Trẻ chú ý lắng nghe- Trẻ chơi- 2 – 3 trẻ trả lời.- Trẻ trả lời.- Trẻ  chơi.- Trẻ trả lời- Trẻ chú ý lắng nghe- Trẻ chơi- Trẻ vận động

Xem thêm: Giáo án hoạt động phát triển vận động – Đề tài: Thể dục: VĐCB: “Đi có mang vật trên tay

Leave a Comment