Giáo án khám phá khoa học Đề tài: Tìm hiểu và quan sát quan cá

GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH

Chủ đề: Thế giới động vật

Đề tài: Tìm hiểu và quan sát quan cá

Lớp: 24 – 36 tháng

Thời gian: 10 – 15  phút

Mục Lục Bài Viết

Mục đích yêu cầu.

Kiến thức

 gọi tên con cá

– Trẻ biết đặc điểm, cấu tạo của con cá

– Trẻ biết môi trường sống của cá và lợi ích của cá.

Kỹ năng:

– Phát triển kĩ năng quan sát, chú ý có chủ đích.

– Làm giàu vốn từ

Giáo dục

Giáo dục trẻ thái độ yêu thương, bảo vệ và chăm sóc các con vật dưới nước.

Chuẩn bị:

Đồ dùng của cô

Giáo án mầm non của cô.

Âm nhạc, hình ảnh video.

Con cá vàng

Lô tô con cá.  

 Trò chơi: Bé đi thả cá.

Nội dung tích hợp

Âm nhạc bài hát “cá vàng bơi “

Giáo án khám phá khoa học Đề tài: Tìm hiểu và quan sát quan cá

Tiến hành tổ chức

Hoạt động của côHoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Ổn địnhCho trẻ nghe bài hát: “ cá vàng bơi”- Chúng ta vừa nghe bài hát gì? (cá vàng bơi)- Chúng ta vừa nghe bài hát cá vàng bơi đấy!- Vậy bạn nào giỏi cho cô biết bài hát nói về gì? (cá vàng)- Con cá vàng trong bài hát đang làm gì nhỉ ? (bơi, bắt bọ gậy).Hoạt động 2:hoạt động nhận thứcCho trẻ quan sát hình con cá và hỏi trẻ:- Đây là con gì?- À đây là con cá vàng.Cả lớp nhắc lại cho cô nào:con cá vàng.- Cá có màu gì? (màu vàng)- Đúng rồi cá có màu vàng,cả lớp cùng nói to  nào:    “cá màu vàng”.Chúng ta cùng quan sát xem cá có những bộ phận nào nhé!Cô chỉ vào đầu cá và hỏi trẻ:-Đây là cái gì? (đầu cá)- Cô mời một bạn lên chỉ cho cô xem phần đầu cá- Cả lớp cùng đọc lại “đầu cá”- Con ơi!  đầu của con cá đâu?-Bạn chỉ vào đầu cá đúng chưa cả lớp?-À con rất giỏ,cả lớp tuyên dương bạn nào.Cô chỉ vào mình cá và hỏi : đây là gì của con cá?         ( mình cá)- À! đây là phần mình của con cá.- Cả lớp, tổ, cá nhân đọc lại “mình cá”Mời một trẻ lên chỉ cho cô biết đâu là phần mình con cá?- Còn đây là gì nhỉ? ( đuôi cá)- Cho trẻ đọc “đuôi cá”-Đây là đuôi cá đó các con.- Con cá vàng có đầu, phần mình, phần đuôi cá đấy các con.Phần đầu cá:Cô chỉ vào mắt cá và hỏi: bạn nào cho cô biết đây là gì?- À đây là mắt cá,cả lớp nhắc lại nào “mắt cá”Cô mời con, con nhắc lại cho cô nào.- Đây là gì? (miệng cá)-À đây là miệng cá.Vậy miệng cá giúp cá làm gì?-Miệng cá giúp cá ăn các thức ăn đấy.- Còn đây là gì? (mang cá)- Bạn nào giỏi chỉ cho cô đâu là mang cá?Cả lớp cùng nhắc lại nào “ mang cá”Phần đầu cá: có mắt cá,miệng cá, mang cá. Mắt cá dung để nhìn ,miệng cá dùng ăn các thức ăn, miệng cá và mang cá dung để thở.Chúng ta cùng quan sát xem phần mình con cá như thế nào?Cô hỏi trẻ:-Đây là gì? ( vây cá)- Đây là vây cá cả lớp nhắc lại- Vậy cá còn có vây bụng và vây lưng đó các con.-Còn đây là gì? ( vảy cá)-Bạn nào giỏi chỉ cho cô đâu là vảy cá nào?-Cả lớp nhắc lại vảy cá.- Còn đây là gì các con? ( đuôi cá)-Cho lớp,tổ, cá nhân nhân đọc lại “ đuôi cá”Các con ơi! chúng ta vừa khám phá xong con gì? (cá vàng)- Cá gồm những bộ phận gì? ( đầu, mình, đuôi)- Đầu cá: mắt, miệng, mang- Mình cá: vây,vảy cá,bụng- Đuôi cá ngắn và dẹp- Đuôi cá và vây cá giúp cá bơi được khắp mọi nơi đấy- Cá vàng thường để làm gì? (làm cảnh)- Cá sống ở đâu?Ngoài ra cô còn có lóc, cá trê, cá rô…- Để bảo vệ cá chúng ta phải làm gì?-Vì cá sống ở dưới nước nên chúng ta không nên vứt rác dưới ao hồ… Phải giữ nguồn nước sạch.Nhà bạn nào nuôi cá cảnh thì phải cho ăn thường xuyên, thay nước cho cá .Và đặc biệt cá rất bổ dưỡng có nhiều chất đạm, giúp chúng ta lớn nhanh và thông minh vì vậy chúng ta phải ăn cá trong bữa ăn các con nhớ chưa?Hoạt động 3: Trò chơi- Tên trò chơi: Đi thả cá- Luật chơi: Trong một phút tổ nào thả được nhiều cá nhất thì chiến thắng. Mỗi trẻ mỗi lượt đi chỉ được thả đúng một con vào bể cá của mình.- Cách chơi: Chia lớp thành hai đội cho trẻ thi trẻ đầu hàng đi thả trước cho trẻ cầm lô tô con cá và lên thả lô tô con cá vào bể cá của đội của mình.-Kết thúc trò chơi kiểm tra kết quả và tuyên dương trẻ.Trẻ nghe

Trẻ trả lời

Trẻ rả lời

Trẻ trả lời

Trẻ quan sát

Trẻ trả lời

Trẻ đọc

Trẻ đọc

Trẻ quan sát

Trẻ trả lời
Trẻ lên chỉ

Trẻ đọc

Trẻ chỉ đầu cá

Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ lên chỉ
Trẻ trả lời
Trẻ quan sát
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ lên chỉ
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ nhắc lại
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ chơi

Leave a Comment