Giáo án kể chuyện sáng tạo quả táo của ai – Mẫu giáo bé

GIÁO ÁN LÀM QUEN VĂN HỌC

Đề tài: Truyện “Quả táo của ai”.

Loại tiết: Kể chuyện cho trẻ nghe

Lứa tuổi: Mẫu giáo bé

Số lượng trẻ: 20-22 trẻ

Thời gian: 20-25 phút

Giáo viên:

I. Mục đích – Yêu cầu:

1. Kiến thức:

– Trẻ nhớ tên truyện, tên nhân vật trong truyện: “ Qủa táo của ai” gồm có : Thỏ, Qụa đen, Nhím  và Bác Gấu.

– Trẻ nhớ một số lời thoại của nhân vật và thể hiện được ngữ điệu của nhân vật đó.

– Trẻ hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện : Câu truyện kể về Thỏ, Qụa, Nhím tranh nhau quả táo may nhờ có Bác Gấu phân xử công bằng lên các bạn đã hiểu ra và cùng chia nhau ăn táo vui vẻ và hòa thuận.

2. Kỹ năng: 

– Trẻ chú ý nghe cô kể chuyện, trả lời câu hỏi to, rõ ràng , đủ câu.

– Trẻ thể hiện cảm xúc qua câu chuyện một cách tự nhiên.

3. Thái độ: 

– Trẻ tích cực, hứng thú tham gia hoạt động.

II. Chuẩn bị:

1. Địa điểm:

  – Trong lớp học.

2. Đội hình:

– Hàng ngang, chữ U, nhóm….

3. Đồ dùng: 

– Đồ dùng của cô: 

+ Sa bàn rối  truyện: “ Quả  táo của ai”

+ Tranh con đường câu chuyện bằng bìa

+ Nhạc bài hát: “ Vườn cổ Tích”

+ Nhạc kể chuyện, Nhạc không lời nhẹ nhàng

– Đồ dùng của trẻ:

+ Nhóm 1: Rối tay nhân vật Thỏ, Qụa, Nhím, Bác Gấu.

+ Nhóm 2: Tranh khung cảnh câu chuyện, các nhân vật rối.

+ Nhóm 3: Nguyên liệu tạo hình Thỏ, Qụa đen, Bác Gấu, Nhím.

Giáo án kể chuyện sáng tạo quả táo của ai - Mẫu giáo bé

III. Cách tiến hành.

Thời gianNội dung và tiến trình hoạt độngPhương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động tương ứng
Hoạt động của côHoạt động của trẻ
2 – 3p
15-17p





























1 – 2p
I. Ổn định tổ chức, gây hứng thú



II. Nội dung chính

























III. Kết thúc
* Cô giới thiệu chương trình : “ Vườn cổ tích
+ 3 trẻ đóng vào vai nhân vật thỏ, nhím, quạ đang tranh nhau quả táo.
+ Theo con con sẽ dự đoán chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo.
+ Để biết chuyên gì xảy ra thì hôm nay cô sẽ kể cho các con nghe truyện “ Quả Táo của ai ”
Hoạt động 1: Cô kể chuyện cho trẻ nghe
* Cô kể chuyện lần 1: Cô kể chuyện cho trẻ nghe sử dụng sa bàn rối tay.
+ Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
+ Các con vừa được gặp gỡ những nhân vật nào?
* Cô kể chuyện lần 2: + tranh minh họa
Hoạt động 2 : Đàm thoại và trích dẫn theo nội dung câu chuyện.
+ Trong truyện có những nhân vật nào?
+ Khi thấy quả táo ở trên cao Thỏ đã đã làm gì ?
Một hôm…hái giúp tôi quả chín với)
+  Khi quả táo rơi xuống điều gì đã xảy ra ?
Nghe xong… không cần biết của ai cả?)
+ Nếu con là bạn Nhím, Thỏ, Qụa con sẽ phân xử như thế nào để giúp các bạn?
+ Ai đã giúp các bạn phân xử ? Phân xử như thế nào?
Gấu đi tới…..nhận lấy một phần)
+ Vì sao nhím lại chia quả táo làm 4 phần.
Ba ban nghe thấy phải …mời bác Gấu)
=> Giáo dục: Các con phải biết cùng nhau đoàn kết chia sẻ nhường nhịn bạn bè khi chơi không nên tranh dành, biết giúp đỡ khi gặp khó khăn.
– Cô cho trẻ di chuyển về các nhóm chơi.
Hoạt động chuyển tiếp:
Cô giới thiệu 3 nhóm hoạt động để trẻ trải nghiệm,tìm hiểu thêm về nội dung câu chuyện “ Qủa táo của ai”
– Nhóm 1: Tô màu, cắt dán các nhân vật vào trong tranh truyện “ Qủa táo của ai ”
– Nhóm 2: Cho trẻ xếp thứ tự tranh theo nội dung và tập kể chuyện “ Qủa táo của ai”
– Nhóm 3: Cho trẻ làm các nhân vật Thỏ, Qụa ,Nhím , Bác Gấu.
– Trẻ trả lời

– Trẻ trả lời

– Trẻ trả lời

– Trẻ trả lời

– Trẻ trả lời

– Trẻ trả lời
– Trẻ trả lời
– Trẻ trả lời

– Trẻ trả lời

– Trẻ trả lời
-Trẻ chú ý lắng nghe

– Trẻ đi đến các nhóm cùng cô.- Trẻ về 3 nhóm hoạt động trải nghiệm, tìm hiểu để khắc sâu hơn câu chuyện “ Quả Táo của ai”

Leave a Comment