Giáo án dạy thơ cho trẻ 3-4 tuổi: Để Tài Thơ: “Ngôi Nhà”

GIÁO ÁN

Lĩnh vực: Phát triển Ngôn ngữ

Hoạt động: Văn học

Thơ: “Ngôi nhà”

Thời gian: 20-25 phút

Giáo viên:

Mục Lục Bài Viết

I. Mục đích – Yêu cầu :

1.Kiến thức:

-Trẻ biết tên bài thơ “ Ngôi nhà” của tác giả Tô Hà

-Trẻ hiểu nội dung bài thơ  “Bài thơ là tình cảm của bé với ngôi nhà,  nơi có hàng Xoan trước ngõ, có tiếng chim hót lảnh lót đầu hồi. Ngôi nhà dù đơn sơ, mộc mạc nhưng lúc nào cũng thật gần gũi mến thương.”

– Trẻ thuộc bài thơ.

2. Kỹ năng:

– Phát triển ngôn ngữ cho trẻ

– Trả lời to,rõ ràng câu hỏi của cô

– Rèn kĩ năng đọc cùng cô tới hết bài thơ

3. Thái độ:

– Giáo dục trẻ biết quí giữ gìn ngôi nhà sạch sẽ gọn gàng

II. Chuẩn bị:

– Tranh thơ

– Loa, máy tính

– Nhạc bài hát “ Quê hương tươi đẹp”

Giáo án dạy thơ cho trẻ 3-4 tuổi: Để Tài Thơ: "Ngôi Nhà"

III. Tiến hành:

Hoạt động của côHoạt động của trẻ
1.Gây hứng thú
– Cho trẻ hát bài “Quê hương tươi đẹp”.
– Hỏi trẻ bài hát nói về gì?
– Đúng rồi bài hát nói về cảnh đẹp quê hương, là nơi chúng mình sinh ra.
– Hôm nay cô cũng có 1 bài thơ rất hay nói về nơi chúng ta được sinh ra, nơi rất gần gũi với chúng ta đó là bài thơ “ Ngôi nhà” do nhà thơ Tô Hà sang tác
2. Nội dung
* Cô đọc diễn cảm
Lần 1cô đọc diễn cảm không tranh
Hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả.
Nội dung bào thơ: “Bài thơ là tình cảm của bé với ngôi nhà,nơicó hàng Xoan trước ngõ, có tiếng chim hót lảnh lót đầu hồi. Ngôi nhà dù đơnsơ, mộc mạc nhưng lúc nào cũng thật gần gũi mến thương.”
Lần 2Cô đọc kết hợp hình ảnh
* Đàm thọai – Trích dẫn
– Cô vừa đọc bài thơ gì? do ai sáng tác?
– Trong bài thơ trước ngõ có những gì? (Hàng xoan)
– Hoa của nó nở như thế nào?
“Em yêu nhà em
Hàng xoan trước ngõ
Hoa xao xuyến nở
Như mây từng chùm”
– Còn tiếng chim thì như thế nào?
– Mái nhà có gì? Rạ đầy ở đâu?
“Em yêu tiếng chim
Đầu hồi lảnh lót
Mái vàng thơm phức
Rạ đầy sân phơi”.
– Ngôi nhà được làm bằng gì? ( gỗ tre)
– Bạn nhỏ yêu ngôi nhà như yêu gì?
“Em yêu ngôi nhà
Gỗ tre mộc mạc
Như yêu đất nước
Bốn mùa chim ca”.
– Cô giảng giải từ “mộc mạc” có nghĩa là giản dị giữ nguyên vẻ tự nhiên vốn có của gỗ tre.
Giáo dục: Trẻ biết yêu quý ngôi nhà, biết vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.
*Dạy trẻ đọc thơ
– Cả lớp đọc cùng cô 2 lần (lần 1 ngồi, lần 2 đứng)
– Trẻ đọc theo tổ (3 tổ, mỗi tổ 1 lần)
– Cô gợi ý trẻ nhận xét bạn:
+ Con thấy các bạn đọc thơ như thế nào?
– Trẻ đọc theo nhóm
– Cá nhân trẻ đọc thơ.
->Khi trẻ đọc cô chú ý nghe, sửa sai cho trẻ những từ đọc khó như: “Đầu hồi lảnh lót”
3. Kết thúc.
– Chúng mình hôm nay được học bài thơ gì?
– Trẻ đọc dung dăng dung dẻ ra ngoài
– Trẻ hát.

-Trẻ trả lời

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ lắng nghe


-Trẻ trả lời.


Trẻ nghe


-Trẻ trả lời.


Trẻ nghe


-Trẻ trả lời.

Trẻ nghe
– trẻ đọc

Trẻ trả lời

Trẻ đọc

Leave a Comment